Tìm hiểu cách nuôi sò huyết và những điều cần tránh trong chăn nuôi
Sò huyết không còn là cái tên xa lạ đối với ngành chăn nuôi thủy hải sản nước ta. Với hàm lượng dinh dưỡng cao và mô hình chăn nuôi không quá phức tạp. Sò huyết đã và đang là sự lựa chọn tốt nhất hiện nay đối với các hộ dân. Sự phát triển mạnh mẽ đó, đang từng bước đóng góp lớn vào nền kinh tế chủ lực về ngành chăn nuôi. Tuy nhiên cách nuôi sò huyết để đạt hiệu quả là điều không phải ai cũng biết. Hôm nay chuyên gia thủy sản sẽ cung cấp cho các bạn về cách nuôi sò huyết chi tiết và dễ dàng. Mời bạn cùng đón đọc phần dưới đây nhé.
Đặc tính sinh học của sò huyết
Lớp vỏ dày chắc chắn, với chiều dài hơn 65mm, cao 50mm, rộng 49mm có hình dáng hình trứng. Vỏ gờ phóng xạ mặt ngoài rất phát triển, có khoảng 18-21 giờ có nhiều hạt hình chữ nhật. Bản lề của sò hình thoi, rộng, có màu đen nâu, đường đồng tâm hình thoi có nhiều. Mặt bên trong vỏ có màu trắng sứ, mép vỏ có nhiều mương sâu tương ứng với đường phóng xạ của mặt ngoài. Mặt khớp thẳng, có nhiều răng nhỏ, vết cơ khép vỏ lớn hình tứ giác.
Kỹ thuật về cách nuôi sò huyết đơn giản mà hiệu quả
Nuôi sò huyết là một ngành kinh tế mang lại hiệu quả cao nếu thực hiện đúng kỹ thuật. Để bắt đầu một chu trình chăn nuôi mang lại hiệu quả tốt, chúng ta phải lưu ý đến môi trường mà sò huyết sẽ tiếp xúc và sống tốt ở đó. Và đó chính là ao nuôi, một trong những những điều cần được quan tâm nhất trong cách nuôi sò huyết tốt nhất
Chuẩn bị ao nuôi tốt nhất trong cách nuôi sò huyết
Lựa chọn địa điểm tốt trong cách nuôi sò huyết
- Điều kiện tự nhiên: Chọn vùng ven biển có bùn, cát pha bùn, không bị ô nhiễm. Độ mặn thích hợp từ 10-30‰ và nhiệt độ từ 20-30°C.
- Độ sâu: Vùng nuôi có độ sâu từ 0.5-1.5m lúc thủy triều xuống.
- Thủy triều: Nơi có dòng chảy nhẹ, không quá mạnh để tránh làm trôi mất sò con.
Chuẩn bị bãi nuôi
- Cải tạo đáy: Dọn dẹp sạch cỏ dại, tảo và các vật cản trên bãi nuôi. Cần làm phẳng mặt đáy để sò có thể bám vào dễ dàng.
- Đảm bảo chất lượng nước: Kiểm tra và điều chỉnh độ mặn, pH và các chỉ số nước khác để phù hợp với yêu cầu của sò huyết.
Chọn con giống cho kỹ thuật cách nuôi sò huyết
Nguồn giống
- Được chủ yếu lấy từ giống tự nhiên. Trước khi tiến hành lấy giống, bạn cần phải điều tra, dự báo diện tích bãi giống và xác định trữ lượng giống có thể chủ động trong sản xuất. Chọn sò giống có kích thước đồng đều, vỏ chắc, không bị gãy vỡ và không nhiễm bệnh.
- Thời điểm thích hợp lấy giống tốt nhất là khi phát hiện giống khoảng 10 – 15 ngày (giống cỡ 25.000 – 30.000 con/kg). Nhận biết giống sò tốt có màu sắc trắng hồng không lẫn tạp vật và các sinh vật gây hại.
- Có 2 cách lấy giống: Lấy giống lúc bãi cạn và lấy giống lúc bãi ngập nước.
Vận chuyển giống
- Dùng phương pháp giữ ẩm để vận chuyển giống. Tránh để sò tiếp xúc với nguồn nước ngọt đặc biệt là nước mưa. Thời gian dành để vận chuyển không quá 6 tiếng. Được đựng trong cập đệm hoặc bao bố, để nơi thoáng mát vận chuyển bằng tàu thuyền hay xe.
- Nhiệt độ thấp, thời gian cho phép vận chuyển lâu hơn và tỉ lệ sống cao hơn.
Mật độ thả giống
Thả giống: Thả giống vào lúc thủy triều xuống, đảm bảo mật độ thả khoảng 500-700 con/m².
Nguồn thức ăn trong cách nuôi sò huyết
Các loài tảo đơn bào chính là nguồn thức ăn thích hợp cũng như là nguồn dinh dưỡng chính dành cho sò huyết. Thuộc các nhóm tảo là tảo xanh, tảo khuê, và tảo vàng.
Quy trình quản lý kỹ thuật cách nuôi sò huyết
- Sau khi thả nuôi cần phải thường xuyên có người quản lý, kịp thời chỉnh sửa đê bao của đầm nuôi. Tránh để nước bị rò rỉ ra bên ngoài, điều tiết lượng nước trong đầm. Định kỳ, cứ 15 ngày thay nước một lần, kiểm tra sự phát triển của sò, làm sạch môi trường sống. Đặc biệt các sinh vật gây hại, các loài Musculus senhousia và rong bún Enteromorpha spp,…tại đây
- Cần san thưa định kỳ 2 – 3 tháng/lần tạo điều kiện một môi trường mới để phát triển tốt. Mặc dù hạn chế việc sử dụng hóa chất nhưng vào những ngày trời mưa lớn dai dẳng, nên bón vôi CaCO3 liều lượng 10 – 15kg/1.000m2 .
- Luôn có một thời gian cụ thể hằng tháng để kiểm tra mức tăng trưởng của sò huyết. Các đối tượng khác trong ao nuôi, các yếu tố môi trường pH, độ mặn, độ kiềm, độ trong…để đưa ra hướng giải quyết kịp thời. Không những quan tâm môi trường bên trong cần chú ý đến các yếu tố môi trường ngoài kênh cấp nước và luôn thay nước để ổn định ao nuôi.
- Kiểm tra định kỳ: Theo dõi và kiểm tra sò huyết định kỳ để phát hiện sớm các dấu hiệu bệnh tật hoặc các vấn đề về môi trường.
- Vệ sinh bãi nuôi: Thường xuyên vệ sinh bãi nuôi, loại bỏ bùn bẩn và các sinh vật cạnh tranh khác.
- Cho ăn: Bổ sung thêm dinh dưỡng cho sò huyết nếu cần, thường là các loại tảo biển tự nhiên.
Phòng và trị bệnh tốt nhất trong cách nuôi sò huyết
- Phòng bệnh: Duy trì môi trường nước sạch, không ô nhiễm và kiểm tra sò huyết thường xuyên để phát hiện và ngăn chặn bệnh sớm.
- Trị bệnh: Nếu phát hiện sò bị bệnh, cần tách ngay những con bệnh ra khỏi bãi nuôi và sử dụng các biện pháp xử lý bằng thuốc đặc trị theo hướng dẫn của chuyên gia.
Thu hoạch sò huyết sau quá trình chăn nuôi
Với lượng mật độ thả nuôi như trên, thì chăn nuôi sò huyết sau 8 – 9 tháng sẽ thu hoạch được. Đạt thương phẩm khoảng 60 – 70 con/kg. Sò huyết giống thả 1.000 – 1.200 con/kg thời gian nuôi 12 -18 tháng thu hoạch, sò đạt 60 – 70 con/kg. Áp dụng 2 hình thức thu hoạch là thu dứt điểm và thu tỉa. Phương pháp thủ công thường được dùng nhiều nhất trong sò huyết nuôi. Bằng cách rút nước trong ao còn 1/3, sau đó mò bắt
Những điều cần lưu ý trong cách nuôi sò huyết hiệu quả
- Nếu mật độ sò huyết quá dày, thì lượng thức ăn sẽ cung cấp không đủ làm sò sinh trưởng chậm hơn, ảnh hưởng đến sản hượng. Chúng ta sẽ chuyển bớt một lượng sò tới nuôi ở một đầm khác.
- Màu sắc ao nuôi có màu đen hoặc hơi nâu chưa nhiều sinh vật làm nguồn thức ăn, chúng sẽ sinh trưởng nhanh.
- Mặt bãi màu xanh hoặc vàng các loại tảo mọc quá dày, vô ích.
- Hằng này kiểm tra thường xuyên bãi sò, các hệ thống lưới, che chắn,…
- Bảo quản sau thu hoạch: Bảo quản sò huyết trong điều kiện mát mẻ, tránh ánh nắng trực tiếp và vận chuyển nhanh chóng đến nơi tiêu thụ.
- Thị trường tiêu thụ: Nghiên cứu và tìm hiểu thị trường tiêu thụ để đảm bảo đầu ra ổn định cho sản phẩm.
Áp dụng đúng cách nuôi sò huyết, mang lại lợi nhuận kinh tế cao và bền vững. Trên đây chính là lượng thông tin mà chuyên gia thủy sản hôm nay mang đến cho các bạn, với hy vọng các bạn sẽ thành công với mô hình cách chăn nuôi sò huyết. Sẽ mang đến cho bạn lượng kiến thức một cách nhanh – gọn – dễ hiểu. Cảm ơn bạn đã xem đến đây. Chúc các bạn thu được sản lượng khổng lộ với mô hình này nhé.