
Mô hình nuôi con rươi ví như “quả trứng vàng” của người nông dân
Trên các trang mạng hiện nay, có rất nhiều mô hình nuôi con rươi đem lại hiệu quả kinh tế cao. Nhưng nổi bật hơn cả vẫn là mô hình nuôi con rươi mà chúng tôi chuẩn bị đề cập đến. Mô hình này hiện nay đã và đang được rất nhiều người nông dân áp dụng và mang lại giá trị kinh tế cực kỳ cao. Để mọi người có thể hiểu sâu hơn về kỹ thuật áp dụng mô hình này, các chuyên gia thủy sản đã tìm tòi và nghiên cứu rất nhiều thông tin tin từ các nguồn khác nhau. Bà con hãy lướt xuống tham khảo nhé!
Đặc điểm sinh học thú vị về con rươi
Con rươi có tên khoa học là Tylorrhynchus heterochaetus. Đây là loài không có xương sống, thuộc lớp giun nhiều tơ. Ở một số địa phương, người dân còn gọi chúng là con rồng đất.
Hiện nay, có nhiều quan điểm trái chiều liên quan đến nơi cư trú của con rươi. Nhưng đa phần các nhà khoa học cho rằng chúng tập trung phân bố ở vùng nước lợ của các cửa sông ven biển Việt Nam.

Hướng dẫn chi tiết mô hình nuôi con rươi hiệu quả nhất
Muốn thành công trong mô hình nuôi con rươi. Quý bà con nông dân không thể bỏ qua những bước sau đây. Mọi người hãy cùng lướt xuống để tìm hiểu nhé.
Phương pháp thiết kế đầm cho mô hình nuôi con rươi đơn giản
Đầm nuôi là nơi sinh trưởng của con rươi. Nếu muốn chúng phát triển tốt thì đầm nuôi cần phải bảo đảm một số những yếu tố sau đây:
- Nên chọn đầm nuôi rươi là những bãi triều hoặc ruộng lúa có nước thủy triều ra vào và độ mặn 0-10%. Không bị ảnh hưởng bởi nước thải của khu dân cư và khu công nghiệp.
- Nguồn nước cấp vào đảm bảo lượng oxy tối thiểu là 4mg, độ PH từ 6,5-8, độ kiềm 80-120mg/l CaCO3 .
- Đầm nuôi rươi nên có diện tích tối thiểu là 5000m², xung quanh phải có bờ bao chắc và cao hơn mức thủy triều từ 30-50cm. Độ cao của bờ là từ 1-1,5m. Chiều rộng chân đáy là từ 1,5-3m, mặt bờ rộng từ 1-1,5m.
Cách chọn giống và thả giống con rươi tốt nhất mà mọi người nên lưu ý
Chọn giống và thả giống được xem như công đoạn trọng nhất quyết định sự thành bại của mô hình nuôi con rươi. Vậy nên, người nông dân không để nào bỏ qua những thông tin hữu ích dưới đây.
- Nên chọn thời điểm lấy giống vào thời kỳ nước cường. Một năm có thể lấy giống tự nhiên vào hai vụ. Vụ hè vào tháng 4-5 âm lịch, vụ đông vào tháng 9-12 âm lịch.
- Nên chọn rươi có kích thước từ 0,3-0,5mm/con. Thời gian nuôi là từ 150-180 ngày.
- Nên thả giống vào sáng sớm, chiều mát hoặc những hôm thời tiết mát mẻ. Mực nước khi thả giống là từ 40-50cm. Giữ nước trong đầm sau khi thả từ 4-7 ngày để ấu trùng rươi phân tán xuống lớp bùn đáy.

Cách chọn thức ăn cho mô hình nuôi con rươi
Sau khi đã biết cách chọn giống sao cho hiệu quả, thì bước tiếp theo đó chính là lựa chọn nguồn thức ăn hợp lý để rươi có thể duy trì sức khỏe tốt.
- Có thể cho rươi ăn cám công nghiệp ≥40% loại dành cho tôm. Mùn bã hữu cơ được ủ từ cám gạo và rơm ủ mục cùng phân vi sinh.
- Tháng đầu mỗi ngày cho ăn hai bữa (sáng và chiều). Tỷ lệ cho ăn là từ 8-10% trọng lượng thân.
- Hai tháng tiếp theo cho ăn mỗi ngày hai lần. Tỷ lệ cho ăn là từ 4-5% trọng lượng thân. Các tháng còn lại cho ăn 2% trọng lượng thân.
Quy trình quản lý và chăm sóc mô hình nuôi con rươi vô cùng hữu hiệu
Trong quá trình thực hiện mô hình nuôi con rươi, không thể tránh khỏi được những sai sót và vấn đề phát sinh. Nhà nông phải chuẩn bị sẵn tâm lý và kiến thức để xử lý những vướng mắc này.
- Sau khi lấy giống tự nhiên kết hợp với lấy giống bổ sung khoảng 1 tháng thì dùng vợt lưới mắt dày đãi lớp bùn trên bề mặt đáy đầm ruộng. Nhìn thấy rươi giống như những sợi chỉ đỏ với mật độ 150 cá thể/m2 là đạt yêu cầu.
- Vào các kỳ con trước, sau đều phải lấy nước vào đầm và tháo nước (duy trì mực nước từ 20-40cm) để tăng thêm nguồn thức ăn cho rươi (phù sa và tảo trong nước). Kiểm tra độ mặn, nên duy trì ở mức ≤5‰.
- Vào những ngày tối trời, dùng đèn đi quanh bờ để bắt các loại cua, cáy, dịch hại của rươi.
Hướng dẫn chi tiết cách thức thu hoạch trong mô hình nuôi con rươi đúng cách
Sau khi thả giống rươi từ 5-6 tháng thì rươi mới thành thục và có thể thu hoạch được. Trước khi thu hoạch có thể đào đất dưới đầm để kiểm tra mật độ và độ thành thực của rươi. Hay trước khi xác định thời điểm thu hoạch (trong 3 ngày triều cường) thì phơi bãi 3-5 ngày để rươi có điều kiện thành thục.
Thu hoạch rươi bằng cách: Vào kỳ nước cường, lấy nước vào đầm thật đầy. Lúc này rươi thành thục se bị kích thích và nổi trên mặt nước rồi bơi ra ngoài cống thu hoạch để di cư sinh sản. Tại đây, rươi sẽ được thu hoạch trong đáy lưới.

Đó là tất cả những tâm huyết trong một thời gian dài chúng tôi đã tìm tòi và nghiên cứu về mô hình nuôi con rươi. Rất cảm ơn quý bà con đã chú tâm theo dõi. Mong rằng mọi người sẽ áp dụng và đem lại thành công rực rỡ.