Hướng dẫn kiếm tiền tỷ của người dân từ mô hình nuôi cá kèo trong ao
Hiện nay, nhiều bà con nông dân đã và đang làm giàu từ mô hình nuôi cá kèo thương phẩm. Nhưng không phải mô hình nuôi cá kèo nào cũng thành công. Vậy hiện tại nuôi cá kèo như thế nào là tốt nhất? Làm sao để có một vụ nuôi bội thu? Những câu hỏi đó sẽ được chúng tôi giải đáp cho bạn ngay sau đây.
Đặc tính sinh học của cá kèo
Trong tự nhiên, cá kèo thường sinh sống chủ yếu ở vùng nước lợ, có nhiều bãi bùn để thuận lợi trong tìm kiếm thức ăn. Chúng ăn các loài tôm nhỏ, giun, các sinh vật phù du. Cá kèo có thân dẹp, dài, 2 mắt lồi, lệch nửa trên đầu, kích thước con trưởng thành dài khoảng 15cm. Mùa sinh sản của cá kèo kéo dài từ tháng 5 – tháng 7 hằng năm.
Hướng dẫn chi tiết mô hình nuôi cá kèo trong ao đạt hiệu quả cao
Với mô hình nuôi cá kèo trong ao, bạn phải đặc biệt quan tâm đến các yếu tố chính sau:
Thiết kế ao nuôi cá kèo
Ao nuôi cần được thiết kế phù hợp để dễ quản lý và chăm sóc cá. Tham khảo cách thiết kế ao nuôi dưới dây để mô hình nuôi cá kèo đạt hiệu quả nhất:
- Diện tích ao nuôi từ 1000m2 trở lên để cá kèo có đủ diện tích hoạt động.
- Xây dựng nhiều ao nuôi thay vì 1 ao lớn để dễ chăm sóc và quản lý hơn.
- Độ sâu ao nuôi tối thiểu 1,5m và phải cao hơn mức triều cường 0,5m.
- Bờ ao ngăn cách tối thiểu 3m.
- Vị trí ao nuôi đặt ở vùng gần nguồn nước, nguồn thức ăn.
- Giăng lưới xung quanh bờ ao để tránh các dị vật rớt vào ao nuôi như lá cây, rác thải.
Chuẩn bị ao nuôi
- Ao nuôi đã từng sử dụng qua: trước 10 ngày thả nuôi, tiến hành tháo cạn nước, nạo vét bùn ở đáy ao.
- Sau đó bón vôi, phơi đất, sau 2 ngày tiến hành ngâm nước khoảng 3 ngày nữa là có thể đưa vào sử dụng.
- Đối với các ao nuôi cá kèo mới: tiến hành ngâm nước 3-4 ngày để rửa phèn, rửa mặn cho đất, cân bằng độ pH cho ao.
Chuẩn bị nguồn nước nuôi cá kèo
Chú ý các đặc điểm nguồn nước sau của mô hình nuôi cá kèo:
- Nguồn nước cung cấp cho ao nuôi phải là nguồn nước sạch,
- Không nhiễm phèn, độ mặn vừa phải.
- Nhiệt độ tối đa 350C, pH từ 7,5-8.
- Bơm nước vào ao trước tầm 5 ngày trước khi thả cá kèo giống để ổn định nguồn nước.
- Mực nước dưới 0,5m vì cá kèo còn nhỏ, sau này sẽ thay đổi lượng nước dựa vào kích thước. cá.
- Dẫn nước vào ao phải lọc qua túi lọc tránh các loại cá tạp xâm nhập.
- Thay nước theo định kỳ hàng tuần, không quá 25% thể tích mỗi lần thay.
Chuẩn bị cá kèo giống và thả nuôi
- Cá giống được đánh bắt tự nhiên, chọn được cá giống tốt làm tăng tỷ lệ sống của cá.
- Khi chọn cá kèo giống cần lưu ý: cá đầy đủ các bộ phận, kích cỡ đồng đều, hoạt động bơi lội khỏe mạnh và không bị trầy xước.
- Khoảng thời gian đầu mùa hè và cuối mùa thu là cá khoảng thời gian mà cá kèo phát triển mạnh nhất.
- Theo kinh nghiệm của bà con thì từ tháng 4 – 5 là thời gian thích hợp để thả giống.
- Chú ý môi trường cá đang sống và môi trường ao chuẩn bị thả nuôi phải có điều kiện tương đồng để sau khi thả cá không bị ngợp do thay đổi môi trường đột ngột.
- Mật độ thả nuôi cá kèo dao động 70-90 con/m2.
Thức ăn cho cá kèo
Thức ăn là yếu tố quan trọng cho sự phát triển của cá kèo. Mô hình nuôi cá kèo có hiệu quả khi người nuôi chọn thức ăn tốt và cho ăn lượng vừa đủ.
- Sử dụng các loại thức ăn công nghiệp cho cá. Cho cá kèo ăn vào các buổi sáng, trưa, chiều.
- Cho cá ăn lượng thức ăn khoảng 30% trọng lượng.
- Ở giai đoạn cá còn nhỏ, có thể thay thế thức ăn công nghiệp dạng viên thành các loại cám bột tổng hợp để cá kèo dễ ăn hơn.
- Theo dõi lượng thức ăn cá tiêu thụ để biết được tình trạng sức khỏe của cá , cá kèo bỏ ăn là dấu hiệu cho thấy chúng có thể đã mắc bệnh.
Quy trình quản lý và chăm sóc cá kèo
Để quản lí và chăm sóc cá tốt nhất, cần bảo đảm được các yếu tố:
- Nâng mực nước ao sau khi thả nuôi 1-2 tuần dựa vào kích thước của cá.
- Mực nước nuôi có độ sâu không quá 2m.
- Theo dõi hàng ngày nhiệt độ, độ mặn, độ pH của nguồn nước nếu có thay đổi mạnh phải điều chỉnh ngay.
- Kiểm tra định kỳ mặt đáy, nước trong ao thường phát sinh các loại tảo nấm kịp thời xử lý vi sinh môi trường.
- Xem các thiết bị hỗ trợ nuôi cá, lưới bọc xung quanh có bị hỏng hóc để can thiệp sửa chữa.
Thu hoạch cá kèo
Sau từ 3,5 tháng có thể xuất bán. Thu hoạch cá kèo vào buổi xế chiều hoặc tối. Xả bớt 40% lượng nước trong ao trước khi thu hoạch. Cách thu hoạch cá kèo đúng nhất là dùng lưới kéo phủ lên bề mặt ao, rồi kéo lưới về một điểm cố định, sau đó sử dụng dụng cụ vớt cá lên bồn chứa để vận chuyển đến nơi tiêu thụ.
Sau khi đã vớt tương đối hết cá ra khỏi ao, xả bớt nước thêm 1 lần nữa để dễ thu hoạch hết lượng cá còn lại. Cá kèo xuất bán có trọng lượng từ 30-40 gram/con, tùy vào thời điểm giá bán giao động trong khoảng 60-120 nghìn/kg.
Một số lưu ý khác trong mô hình nuôi cá kèo
- Luôn giữ cho môi trường sống của cá kèo luôn sạch sẽ và ổn định để tránh một số bệnh như chướng bụng, bị kí sinh, hay nổi đốm trắng,..
- Bổ sung Vitamin C, men vi sinh làm tăng sức đề kháng cho cá kèo. (Xem ngay: Hướng dẫn chi tiết cách dùng bổ sung Vitamin C cho thủy sản)
- Nuôi cá kèo hiệu quả quan trọng vẫn là chọn cá giống tốt, thức ăn đầy đủ, thường xuyên thay nước trong ao nuôi.
Mong rằng mô hình nuôi cá kèo này mang lại cho bạn những thông tin hữu ích. Giúp cho bạn sở hữu một mô hình nuôi cá kèo hiệu quả mang lại năng suất cao. Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm một số kinh nghiệm nuôi các loại thủy sản khác tại đây.