Làm giàu từ mô hình nuôi cá thác lác tốt nhất Việt Nam
Từ trước tới nay, cá thác lác đã trở thành cái tên quen thuộc với những người nuôi trồng. Loài cá nước lợ ven biển đã mang lại giá trị kinh tế cao cho nông dân. Tuy nhiên, không phải ai cũng có kiến thức về nuôi cá thác lác. Bởi vậy, các chuyên gia thuyhaisanvn đã đưa ra mô hình nuôi cá chính xác nhất từ trước tới nay. Bà con không nên bỏ lỡ những thông tin hữu ích sau.
Đặc tính sinh học của cá thác lác
Cá thác lác là loài cá sinh sống nhiều ở vùng biển Đông Nam Á. Loài cá này có thể sinh sống ở môi trường nước có độ pH và hàm lượng oxy thấp. Thân cá dài, mình dẹt, miệng rộng và mõm ngắn. Thân cá có màu xám đen và màu trắng ở phần bụng. Một con cá thác lác trưởng thành có trọng lượng từ 150-200g.
Loài cá thác lác có tập tính ăn tạp. Cá ăn giáp xác, rau cỏ và những con cá có kích thước cơ thể nhỏ hơn. Loài cá thác lác đẻ trứng quanh năm, nguồn giống luôn được đảm bảo nhiều.
Kinh nghiệm nuôi cá thác lác mà bạn cần quan tâm
Cách chọn ao nuôi cá thác lác phù hợp nhất
Để tạo ra môi trường sống cho cá thác lác tốt nhất. Bà con phải tìm hiểu kỹ quy trình làm ao, lọc nước sạch. Dưới đây là một số đặc điểm quan trọng để có ao nuôi tốt nhất:
- Cần chuẩn bị ao nuôi sẵn trước 10 ngày để thả giống.
- Bón vôi khử khuẩn cho ao.
- Nước phải sạch. Việc này đảm bảo môi trường sống an toàn cho cá thác lác sinh sống.
- Đặt ao ở vị trí gần nguồn nước. Gần nguồn nước giúp bà con dễ dàng trong việc thay nước thường xuyên.
- Không đặt ao nuôi ở nơi ô nhiễm môi trường. Các vi khuẩn gây bệnh sẽ có cơ hội xâm nhập, gây bệnh cho cả đàn cá.
- Độ sâu từ 1,5-2m.
- Chú ý thay nước cho cá 2 lần/tháng.
Cách chọn giống cá thác lác đạt tiêu chuẩn cao
Cá thác lác là loài cá dễ nuôi. Tuy nhiên, để đảm bảo sức sống tốt và phát triển nhanh cho cá, bà con cần lưu ý chọn giống. Chọn giống tỉ mỉ và quan sát kỹ giúp cá thác lác không bị hao hụt về sau.
- Chọn đàn giống có ngoại hình đều và đẹp.
- Chọn những con cá bơi lội khỏe, ăn nhiều.
- Những con cá có bề ngoài lành lặn, đều màu.
- Tránh chọn cá xước xác, dị hình.
- Mỗi con giống có kích cỡ từ 8-10cm.
- Thả 10 con/m2.
- Trước khi thả ao, bà con ngâm đàn giống qua nước tầm 15-20 phút. Điều này giúp đàn cá thác lác không bị ngộp nước.
Những loại thức ăn tốt nhất dành cho nuôi cá thác lác
Cá thác lác có tập tính ăn tạp. Thức ăn ngoài tự nhiên thường là rau cỏ, giáp xác và những loài cá có kích thước nhỏ hơn. Tuy nhiên, trong nuôi trồng bà con thường lựa chọn thức ăn công nghiệp là chính. Đảm bảo nguồn thức ăn dồi dào và đủ chất. Dưới đây là một số lưu ý về nguồn thức ăn cho cá:
- Cho cá thác lác ăn vào 4 lần/ngày. Vào lúc 7h, 12h, 15h và 18h. Những mốc thời gian trên đảm bảo cá ăn nhiều và hấp thụ tốt.
- Bổ sung thức ăn ngoài tự nhiên 1 lần/tuần.
- Thức ăn công nghiệp chiếm 90% trong tổng lượng thức ăn cho cả đàn cá thác lác.
- Cá thác lác giống: Thức ăn chiếm 6-8% so với trọng lượng cơ thể.
- Cá từ 3-6 tháng, cho thức ăn 5-7% so với trọng lượng cơ thể.
- Với những con cá có độ tuổi trên 6 tháng. Bà con cần quan sát nhiều, tránh trường hợp cá không đủ ăn. Sẽ ảnh hưởng tới tốc độ phát triển lâu dài cho cả đàn cá.
- Bổ sung men tiêu hóa hoặc vitamin C và thức ăn. Để biết cách sử dụng thuốc Vitamin C đúng, bà con có thể tham khảo bài viết chi tiết này.
Quy trình quản lý và chăm sóc trong nuôi cá thác lác
Cá thác lác có nhiều đặc điểm nổi bật. Bên cạnh đó, quy trình nuôi cá cũng có những điểm khác biệt so với loài cá khác. Để đảm bảo chất lượng nuôi cá, bà con cần lưu ý tới quy trình quản lý và chăm sóc tốt nhất hiện nay.
- Chọn ao nuôi cá đạt tiêu chuẩn nhất.
- Nguồn nước phải luôn sạch sẽ.
- Nguồn giống chất lượng, đảm bảo sức sống lâu dài và bền vững.
- Quan sát cá thường xuyên, kịp thời phát hiện điểm khác biệt như: Bệnh, thức ăn thiếu,…
- Tìm nguồn thức ăn từ tự nhiên mỗi tuần cho cá thác lác. Đảm bảo cơ thể có đủ chất dinh dưỡng.
- Bổ sung thuốc cho cá, để có hệ đường ruột khỏe mạnh, hấp thụ tốt.
Một số bệnh mà cá thác lác có thể mắc phải
Ngoài tự nhiên, cá thác lác ít khi bị bệnh. Tuy nhiên, môi trường sống trong nuôi trồng một phần làm cá yếu hơn. Để kịp thời phòng và chữa trị bệnh cho cá, bà con cần đặc biệt phòng một số bệnh sau:
- Bệnh thủy mi.
- Bệnh nấm.
- Bệnh đường ruột.
Lưu ý quan trọng khi nuôi cá thác lác đạt kết quả cao
Mỗi loài cá có đặc điểm riêng. Cá thác lác cũng vậy. Tuy là một loài cá được đánh giá dễ nuôi nhưng bà con cần:
- Cần nhận biết cách chọn ao cá đạt tiêu chuẩn.
- Độ sâu ao vừa phải và nguồn nước dồi dào.
- Bên cạnh đó, chọn giống cá và phòng bệnh cho cá là quan trọng nhất.
- Cùng với nguồn giống tốt sẽ tạo ra lứa cá có doanh thu cao nhất.
Bài viết trên đã đưa ra chi tiết tất cả những kinh nghiệm về nuôi cá thác lác. Kỹ thuật này đã được chuyên gia đưa ra giúp bà con có kiến thức đúng. Bà con nên đọc kỹ để tạo ra cho mình một mô hình nuôi thác lác tốt nhất, đạt hiệu quả vượt trội. Chúc bà con thành công với kỹ thuật tối ưu trên. Ngoài ra, một số cách nuôi trồng thủy sản bà con có thể tham khảo thêm để trau dồi nguồn kiến thức thủy sản.