
Phương pháp nuôi tôm trên cát thu lợi nhuận khủng mỗi năm
Mô hình nuôi tôm trên cát đã xuất hiện từ những cuối năm 1999 và đầu năm 2000. Nhưng mô hình này gặp rất nhiều khó khăn phát sinh như: Chi phí đầu tư cho sản xuất cao, bà con nông dân chưa có kỹ thuật chăn nuôi…. Hiện nay, mô hình này phát triển mạnh trở lại bởi có những phương pháp canh tác mới. Sau đây, mời quý bà con theo dõi phương pháp nuôi tôm đạt hiệu quả cao được tổng hợp bữa các chuyên gia thủy sản qua bài viết sau.
Cụ thể mô hình nuôi tôm trên cát ưu việt nhất!
Hiện nay, mô hình nuôi tôm trên cát đang phát triển cực kỳ mạnh mẽ, nhưng nhìn chung vẫn còn mang tính tự phát, đa số người nuôi tôm vẫn thiếu kinh nghiệm, kỹ thuật cơ bản. Để nuôi tôm trên cát hiệu quả, an toàn và đạt được hiệu quả kinh tế cao thì mời mọi người hãy tham khảo quy trình kỹ thuật dưới đây.

Chuẩn bị ao nuôi tôm đạt tiêu chuẩn nhất
Ao nuôi là nơi tôm phát triển trong một khoảng thời gian dài, vì vậy bắt buộc phải đạt được những tiêu chuẩn cốt lõi sau:
- Nên xây dựng ao nuôi ở trên những vùng cát thuộc bãi ngang ven biển.
- Đảm bảo nguồn nước sạch, không bị ô nhiễm bởi những yếu tố bên ngoài như: sinh hoạt và sản xuất.
- Ở giai đoạn 1: Ao nên có diện tích từ 200-500 m2. Độ sâu từ 0,8 – 1m và độ rộng bờ ao là 2m.
- Ao được lót bạt, có hố xi – phong ở giữa , hệ thống oxy ở đáy và mái che, rào lưới xung quanh.
Xử lý nước trong mô hình nuôi tôm trên cát
Để mô hình nuôi tôm trên cát đạt được hiệu quả tối ưu thì mọi người nên lưu ý những vấn đề về xử lý nguồn nước sau:
- Nước được cấp vào ao nuôi phải đảm bảo sạch và được lọc qua lưới lọc có kích thước nhỏ để không có ấu trùng hay giáp xác lọt vào.
- Nước nuôi tôm được lấy từ nơi giao thoa giữa biển và nước ngọt từ giếng khoan.
- Tiến hành xử lý bằng Chlorine, sau đó sục khí từ 2-4 ngày.
- Hệ thống cung cấp nước phải được bố trí hợp lý, tránh chồng chéo gây cản trở giao thông.
Gây màu nước cho ao nuôi tôm
Gây màu nước thực sự rất quan trọng trong quá trình nuôi tôm, điều này ảnh hưởng đến thành quả của mùa vụ.
- Màu nước nên có màu xanh, nếu màu nước không có màu xanh thì không nên thả giống.
- Có thể gây màu nước bằng một số loại phân vô cơ, chế phẩm sinh học hoặc lên men nguyên liệu.
Sau đây là bảng chỉ tiêu môi trường ao nuôi tôm, quý bà con có thể tham khảo.
Chỉ tiêu | Khoảng thích hợp | Khoảng chịu đựng |
Độ mặn | 15-30 | 0,5 -45 |
Nhiệt độ | 25-32 | 16-43 |
Độ PH | 7,5-8,5 | 6-10 |
Độ kiềm( mg/l) | 80-150 | 60-120 |
Oxy hòa tan( mg/l) | 4-7 | 3-7 |
NH3(mg/l) | < 0,1 | < 0,2 |
H2S(mg/l) | < 0,01 | < 0,02 |
Độ trong ( cm) | 20-30 |
Cách chọn giống và thả con giống đúng cách
Một số tiêu chuẩn trong việc chọn và thả giống nuôi tôm trên cát.
- Số lượng, chất lượng con giống phải đảm bảo tiêu chuẩn TCVN 10257:2014.
- Lựa chọn những cơ sở cung cấp giống uy tín và có chứng nhận kiểm dịch của cơ quan thú y.
- Tôm phải khỏe, bơi ngược dòng và âm tính với xét nghiệm PCR.
- Trước khi thả nên ngâm túi chứa tôm giống và nước ao nuôi khoảng 15p để tôm dần thích nghi với môi trường mới.
- Mật độ thả tôm từ 700-1000 con/m2 tùy theo từng mô hình.
- Tôm nên thả vào sáng sớm hoặc chiều muộn để tránh sốc nhiệt.
Nguồn thức ăn cho tôm
Thức ăn cho tôm ăn nên được lấy từ những cơ sở uy tín, hãng thức ăn lớn có trong danh mục của Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn.
- Định kỳ bổ sung thêm men vi sinh Vitamin, khoáng chất thiết yếu để tôm có thêm sức đề kháng, ngăn ngừa bệnh tật, nâng cao năng suất.
- Cho tôm ăn 3-5 cử/ngày, thường xuyên kiểm tra lượng thức ăn để có phương án điều chỉnh kịp thời nếu xảy ra sự cố.
Quy trình quản lý và chăm sóc mô hình nuôi tôm trên cát
Trong quá trình nuôi thả sẽ không thể tránh được những vấn đề nảy sinh. Vậy nên, cần phải lập ra một kế hoạch chăm sóc cụ thể để mô hình có thể phát triển một cách tốt nhất có thể.
- Hằng ngày, kiểm tra các chỉ tiêu môi trường, bổ sung các chế phẩm sinh học để kiểm soát môi trường và hạn chế tối đa việc thay nước.
- Thường xuyên vệ sinh dụng cụ cho ăn. Tránh để dư thừa thức ăn điều này sẽ gây ô nhiễm môi trường ao nuôi.
- Những ngày thời tiết nắng nóng, mưa nhiều, tôm đang lột xác … cần giảm lượng thức ăn từ 30-50% hằng ngày.

Phòng và điều trị bệnh trên tôm
Hiện nay, điều kiện thời tiết diễn thất thường, đặc biệt là những tỉnh miền Trung ở Việt Nam do đó nguồn nước rất dễ bị ô nhiễm, con giống suy giảm chất lượng điều này dẫn đến tình trạng bệnh có thể đến bất cứ lúc nào
- Sử dụng bộ 3 đĩa thạch TCBS, Marine, MRS nhằm quản lý và phân tích các loại vi khuẩn có lợi và có hại cho ao nuôi.
- Định kỳ xét nghiệm PCR bằng máy Pockit Micro Plus hoặc máy Pockit Xpress để chẩn đoán các bệnh thường gặp trên tôm. Các hộ nuôi đơn lẻ có thể góp tiền như kiểu hợp tác xã để cùng sở hữu 1 chiếc máy PCR thuận tiện cho việc kiểm soát dịch bệnh.
Cảm ơn quý bà con đã xem những chia sẻ của chúng tôi. Mong rằng mọi người có thể áp dụng mô hình nuôi tôm trên cát này đúng cách và đạt được hiệu quả cao nhất có thể. Ngoài ra, bạn có thể bổ sung thêm một số thông tin về mô hình của các loại thủy sản khác tại đây.