
Màu nước ao nuôi yếu tố quan trọng không thể thiếu
Màu nước ao nuôi là một trong những nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng chăn nuôi. Đây được xem là phương pháp đánh giá đơn giản, dễ thực hiện và hiệu quả. Màu nước có thể biến đổi không ngừng, người chăn nuôi buộc phải nhận biết nhanh chóng. Đó là cả quá trình người nuôi trồng cần phải học hỏi, và tiếp thu thêm kiến thức. Bài viết hôm nay sẽ giúp các bạn giải quyết vấn đề này. Các yếu tố nào ảnh hưởng đến màu nước ao nuôi, cũng như đưa ra các giải pháp để khắc phục một cách hợp lý và nhanh chóng. Hãy xem ngay bài viết dưới đây nhé.
Nhân tố đặc biệt ảnh hưởng đến màu nước ao nuôi
Đây được xem là chỉ số để đánh giá các yếu tố môi trường ao nuôi cảnh báo đối với sức khỏe của thủy hải sản. Nguyên nhân chính mà màu nước ao nuôi có màu là do các hợp chất hữu cơ hòa tan hay không hòa tan gây nên. Hoặc với sự phát triển mạnh của tảo.

Một số màu thường gặp
Màu xanh nhạt (đọt chuối non): Dưới sự phát triển của tảo lục (Chlorophyta). Đặc biệt trong môi trường nước ngọt hoặc nước lợ. Đây được xem là màu nước hoàn hảo nhất để chăn nuôi thủy hải sản, ngoài việc đóng vai trò mạnh trong chuỗi thức ăn. Còn ổn định các yếu tố thủy lý – hóa trong ao. Giảm bớt được lượng khí độc trong ao nhờ hấp thụ các chất hữu cơ tốt. Người chăn nuôi cần phải giữ gìn màu nước xanh nhạt này. Sẽ giúp các loài thủy sản phát triển tốt hơn.
Màu xanh đậm (xanh rêu): Tảo lam (Cyanophyta) phát triển trong môi trường nước ngọt, lợ, mặn. Nếu sử dụng loại ao nuôi màu này, cần phải có biện pháp làm giảm lượng tảo. Bởi vì, tảo lam nếu sử dụng quá lượng cho phép có nguy cơ tiết ra chất độc làm chết cá. Và chúng còn có thể gây thiếu oxy về đêm do tảo hô hấp quá mức.
Màu vàng nâu (màu nước trà): Dưới sự phát triển của tảo silic (Bacillariophyta). Thường phát triển mạnh ở những đầu vụ nuôi. Là màu nước thích hợp nhất để nuôi trồng thủy hải sản trong môi trường nước lợ, mặn.
Màu vàng cam (màu gỉ sắt): Màu nước này xuất hiện khi các ao nuôi mới đào trên vùng đất phèn. Đất phèn tiềm tàng bị oxy hóa tạo thành các váng sắt tạo ra màu cam. Thế nên nếu dùng màu nước ao nuôi này cần phải khử phèn trước khi thả nuôi. Nếu đang nuôi thì cần phải rải thêm vôi trên bờ. Để tránh việc giảm pH đột ngột khi trời mưa.
Màu nâu đen: Chứa nhiều hợp chất hữu cơ. Thường xuất hiện ở các ao nuôi có hệ thống cấp, thoát nước không tốt. Cần chú ý cách quản lý tốt môi trường. Cho ăn đảm bảo vừa đủ, không để hàm lượng oxy hòa tan ở mức quá thấp. Thay nước thường xuyên, kết hợp sử dụng chế phẩm sinh học, hóa chất.
Giải pháp khắc phục màu nước ao nuôi
Màu nước ao nuôi mang màu xanh đặc trưng của tảo và màu nâu của vi khuẩn. Màu bã trà là màu của hỗn hợp tảo và vi khuẩn. Đây chính là màu nước phản ánh đúng hiện thực tình trạng hiện tại chất lượng nguồn nước trong ao. Từ đó chúng ta có thể đưa ra những biện pháp điều chỉnh kịp thời mang lại điều kiện tốt nhất cho thủy hải sản. Điều chỉnh lượng tảo cho phù hợp. Không được quá dày, cũng không thưa quá. Nó liên quan trực tiếp đến độ trong, mật độ tảo tối ưu cho nước nuôi thủy sản với độ trong 30 -35 cm.
Đầu vụ nuôi việc gây màu nước được ưu tiên thực hiện trước khi thả vật nuôi. Muốn duy trì màu nước lâu dài phải đảm bảo duy trì màu nước trong môi trường ổn định. Phải đảm bảo điều kiện là độ sâu của áo >1 m.

Các phương pháp khi thực hiện và những điều cần lưu ý
- Cần phải sát trùng nguồn nước bằng Chlorine để đảm bảo tiêu diệt mầm bệnh sau khi lấy nước vào ao cần sát trùng. Sau đó gây màu bằng việc bón phân, cám gạo, bột đậu nành, mật đường. Dùng khoáng hỗn hợp, hoặc tốt nhất dùng men vi sinh chuyên dùng gây màu nước.
- Cần kiểm tra và điều chỉnh các thông số trước khi gây màu như pH (7,5 – 8,5), độ kiềm (80 – 150 ppm), NH
3(<0,1 mg/l), H2S (<0,03 mg/l). - Hằng tháng 5 – 7 ngày, bổ sung men sinh vào ao nuôi vi khuẩn có lợi phát triển. Phân hủy chất hữu cơ còn tồn đọng trong ao, hấp thụ và ngăn chặn sự hình thành khí độc trong ao nuôi.
- Định kỳ 10 ngày bón vôi CaCO3 hoặc Dolomite, mỗi lần 10 – 20 kg/ha để tăng độ kiềm và pH nước.
- Mật độ tảo trong ao dày thì có thể dùng hợp chất giảm phospho, men vi sinh hoặc dùng BKC với liều lượng thích hợp để cắt tảo. Chú ý men sau 48 giờ.
- Quản lý cho ăn chặt chẽ tránh cho ăn thừa để hạn chế ô nhiễm môi trường, ảnh hướng đến chất lượng nước.
Trên đây chính là những thông tin về màu nước ao nuôi thủy sản bạn nên tham khảo. Các nhân tố, phương pháp và những điều cần chú ý về màu nước tóm gọn trong bài viết này. Màu nước ảnh hưởng rất lớn đến việc chăn nuôi, thông qua đó mà người chăn nuôi dễ nhận biết vấn đề. Từ đó, hướng giải quyết đưa ra một cách dễ dàng hơn. Người chăn nuôi không chỉ biết cách chăn nuôi là đủ. Mà còn phải biết về những nguy hiểm sẽ ảnh hưởng đến nguồn thủy hải sản của mình. Sau khi đọc bài viết này chúc các bạn sẽ thành công hơn và cảm ơn các bạn rất nhiều.