Vùng nuôi tôm lớn nhất nước ta góp nguồn sản lượng khổng lồ
Đồng Bằng sông Cửu Long được xem là vùng nuôi tôm lớn nhất nước ta hiện nay. Năm 2014, đã có nhiều thắng lợi với vựa nuôi tôm lớn nhất ở Việt Nam khi dẫn đầu về diện tích và sản lượng. Diện tích để thả nuôi hơn 685.000 ha cả nước, còn sản lượng thu về chiếm khoảng 660.000 tấn. Dưới đây là các tỉnh được xem là vựa nuôi tôm lớn nhất ở tỉnh miền Nam, mang lại những giá trị kinh tế khủng cho bà con nông dân. Mời bạn cùng đón xem những thông tin do các chuyên gia thủy sản cung cấp.
Một số tỉnh có vùng nuôi tôm lớn nhất nước ta ở Đồng bằng sông Cửu Long
Vùng Đồng bằng sông Cửu Long được xem là vùng nuôi trồng thủy hải sản vô cùng rộng lớn. Với đặc điểm ưu thế là nước ngọt nên loài tôm được ưa chuộng nuôi trồng nhiều nhất. Đặc biệt là các tỉnh dưới đây, chú trọng mạnh trong việc chăn nuôi tôm.
Tỉnh Cà Mau dẫn đầu về diện tích trong vùng nuôi tôm lớn nhất nước ta
Là một trong những tỉnh dẫn đầu trong diện tích nuôi tôm cả nước. Với hơn 270.000 ha bao gồm nhiều loại tôm (tôm sú chiếm hơn 264.000 ha, tôm thẻ chân trắng chiếm hơn 6.500 ha). Điều này góp phần dẫn đến sản lượng đạt kết quả cao (hơn 119.000 ha trong đó tôm sú chiếm 89.000 tấn, tôm thẻ chân trắng chiếm 32.000 tấn), được nuôi dưới nhiều hình thức, hình thức nuôi quảng canh và quảng canh cải tiến.
Tuy nhiên, hiện nay ngoài vùng quy hoạch, tôm công nghiệp chiếm diện tích chăn nuôi cao. Vùng nuôi tôm lớn nhất nước ta còn chủ yếu tập trung ở các huyện như: Cái Nước, Đầm Dơi,…vì vậy nó gây khó khăn cho việc quản lý môi trường, cũng như kiểm soát dịch bệnh và nguồn tôm giống không được đảm bảo chặt chẽ.
Do đó, các ban lãnh đạo; ban quản lý các ngành phải luôn nắm chắc tình hình và xử lý kịp thời những tình huống phát sinh để đảm bảo cho người dân yên tâm và chắc chắn hơn trong việc sản xuất.
Tỉnh Bạc Liêu
Đứng thứ hai trong những vùng nuôi tôm lớn nhất nước ta chính là Bạc Liêu, nhiều năm liền giữ vị trí đảm bảo sản lượng và diện tích nuôi tôm nước lợ với số lượng không hề nhỏ. Con số lên đến 97.700 tấn, diện tích để thả nuôi hơn 125.480 ha. Chiếm gần 1/4 sản lượng nuôi tôm chất lượng cao của cả nước, và mô hình nuôi này dần trở thành thế mạnh trong nền kinh tế ở Bạc Liêu.
Tỉnh Sóc Trăng
Tổng diện tích nuôi tôm tại tỉnh Sóc Trăng trong năm đến 55.438 ha, sản lượng hơn 67.513 tấn. Với các loại tôm phổ biến như tôm sú (10.827 tấn), tôm thẻ chân trắng (56.595 tấn). Đây là tỉnh đứng thứ ba trong vùng nuôi tôm lớn nhất nước ta về sản lượng và diện tích.
Bên cạnh đó, vẫn còn gặp phải những khó khăn khác, nhiều hộ nông dân đã khoan giếng, đào ao nuôi tôm, gây ra một áp lực lớn cho môi trường vùng nuôi,… Người dân chăn nuôi cần phải lưu ý hơn, điều chỉnh mật độ phù hợp và áp dụng các biện pháp cải tạo môi trường tự nhiên cho ao nuôi.
Tỉnh Bến Tre
Với sản lượng 53.000 tấn trong năm cùng với diện tích 35.993 ha, Bến Tre là tỉnh dẫn top thứ 4 trong vùng nuôi tôm lớn nhất nước ta hiện nay. Đặt mục tiêu phát triển ngành tôm theo hướng công nghiệp hóa – hiện đại hóa. Đưa ngành nuôi tôm thành ngành sản xuất hàng hóa lớn, qua đó tạo được sự đột phá trong phát triển kinh tế thủy sản theo hướng ổn định và bền vững. Bến Tre đã và đang chuẩn bị gặt hái thêm nhiều thành công trong ngành chăn nuôi tôm, hướng đến việc dẫn đầu trong diện tích và sản lượng cả nước.
Tỉnh Kiên Giang
Đứng thứ 5 trong vùng nuôi tôm lớn nhất nước ta, Kiên Giang chiếm diện tích thả tôm trên 90.498 ha và sản lượng gần 52.500 tấn. Trong nhiều năm liên tục, tỉnh vẫn giữ mạnh hình thức tôm – lúa, quảng canh – quảng canh cải tiến và nuôi thâm canh, bán thâm canh. Với hy vọng tăng nhanh sản lượng nuôi tôm và tăng thêm diện tích thả nuôi. Tỉnh đang ngày càng phấn đấu mạnh để đạt được mục tiêu mình mong muốn.
Giải pháp và cách phòng chống để vùng nuôi tôm lớn nhất nước ta ngày càng phát triển mạnh
Để giúp vùng nuôi tôm lớn nhất nước ta phát triển mạnh mẽ, có thể áp dụng các giải pháp và biện pháp phòng chống sau:
- Nâng cao chất lượng giống tôm: Đầu vào chất lượng là quan trọng nhất. Cần đầu tư vào nghiên cứu, phát triển và cung cấp giống tôm chất lượng cao, khỏe mạnh, chống lại các bệnh tật và có khả năng chịu nhiệt độ, môi trường.
- Quản lý chất lượng nước: Dùng công nghệ tiên tiến để giữ cho nước ao luôn trong tình trạng sạch, oxy hóa và đảm bảo mức pH ổn định. Điều này giúp giảm nguy cơ nhiễm bệnh và tăng cường tăng trưởng của tôm.
- Áp dụng công nghệ nuôi tiên tiến: Sử dụng các công nghệ hiện đại như nuôi trồng thủy sản tái tạo (recirculating aquaculture system – RAS), nuôi tôm trên nền đất, hoặc kết hợp giữa nuôi tôm với cây trồng (aquaponics) để tối ưu hóa diện tích và tăng hiệu suất sản xuất.
- Chăm sóc sức khỏe cho tôm: Thực hiện các biện pháp phòng trị bệnh hiệu quả, bao gồm tiêm vắc xin, sử dụng men vi sinh phòng bệnh, và theo dõi sức khỏe tôm định kỳ.
- Quản lý chất thải: Áp dụng biện pháp xử lý chất thải hiệu quả như sử dụng hệ thống xử lý nước thải, tái chế phân bón từ chất thải tôm, và giảm thiểu ô nhiễm môi trường từ hoạt động nuôi tôm.
- Đào tạo và nâng cao nhận thức: Đào tạo người nuôi tôm về các kỹ thuật nuôi tôm tiên tiến và biện pháp phòng chống bệnh tật để nâng cao hiệu suất sản xuất và chất lượng sản phẩm.
- Hợp tác kinh doanh: Thúc đẩy việc hợp tác giữa các nhà nuôi tôm, các nhà khoa học, chính phủ và các tổ chức phi chính phủ để chia sẻ kinh nghiệm, tài nguyên và công nghệ, từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển bền vững của ngành nuôi tôm.
Trên đây là thông tin về vùng nuôi tôm lớn nhất nước ta hiện nay mà các bạn vừa đọc qua, gồm 5 tỉnh thành chiếm được diện tích nuôi và sản lượng vô cùng lớn. Ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long nơi môi trường phù hợp với chăn nuôi tôm nước lợ. Cảm ơn bạn đọc đã xem đến đậy. Ngoài ra, bạn cũng có thể tìm hiểu thêm thông tin về giá tôm sú một cách nhanh chóng nhé.